Niềng răng có đau không? Cách giảm đau nhanh hiệu quả
Niềng răng không chỉ là khắc phục các khuyết điểm của răng mà đây còn là một phương pháp thẩm mỹ giúp bạn có một hàm răng đều đặn như mong muốn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn mang tâm lý sợ đau khi thực hiện. Vậy niềng răng có đau không và niềng răng đau nhất giai đoạn nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
1. Giải Đáp Niềng răng có thực sự đau không?
Thực tế, quá trình chỉnh nha thường diễn ra mà không có bất kì sự xâm lấn nào đến xương hàm, mô lợi và cả răng, trừ những trường hợp đặc biệt như kéo răng ngầm. Bởi vậy, với câu hỏi niềng răng có đau không thì câu trả lời là có đau nhưng là trong ngưỡng chịu đựng của chúng ta, không hề đau kinh khủng như lời đồn.
Niềng răng bao lâu thì hết đau? Thực tế, niềng răng sẽ đem đến cảm giác đau nhức cho người niềng. Bởi lực siết của khí cụ tác động một lực lớn lên răng. Thế nhưng bạn đừng quá lo lắng vì cảm giác này sẽ không kéo dài quá lâu (chỉ 1-2 tuần đầu tiên). Sau đó, bạn sẽ dần thích nghi và làm quen với khí cụ, cơn đau cũng giảm bớt và bạn cũng thoải mái hơn khá nhiều.
Nếu như gặp phải các cơn “đau nhức kinh khủng” khi niềng răng thì đó có thể là do bạn chọn nhầm địa chỉ nha khoa không chất lượng, chưa có công nghệ niềng răng phát triển, bác sĩ sử dụng dây cung chưa phù hợp, đồng thời đặt lực tác động lên răng chưa phù hợp ở những dây cung cũng có thể làm cho bệnh nhân có cảm giác đau, khó chịu nhiều.
Tuy nhiên, các phương pháp niềng răng hiện nay đã được cải tiến rất nhiều, các bác sĩ sẽ tính toán để hạn chế tối đa sự đau nhức mà vẫn đảm bảo chất lượng niềng răng cho bạn.
2. Các Giai Đoạn Đau Khi Niềng Răng?
Thời gian niềng răng bao lâu tùy vào tình trạng của người niềng, thường diễn ra trung bình khoảng 18-24 tháng, Vậy niềng răng đau nhất giai đoạn nào?
2.1 Khi tách kẽ răng
Giai đoạn đầu tiên trong quá trình niềng chính là tách kẽ răng. Tách kẽ răng là để tạo khoảng trống cân đối, phù hợp giữa các răng, từ đó hỗ trợ việc di chuyển răng thuận lợi hơn. Khi bác sĩ thực hiện tách kẽ răng, bạn sẽ có cảm giác đau, cộm, khó chịu ngay lập tức. Thế nhưng cơn đau này vẫn nằm trong mức chịu được.
2.2 Giai Đoạn Nhổ Răng Trước Khi Niềng
Trong các trường hợp răng bị xô lệch, thừa, mọc lệch, chồng chéo lên nhau thì các bác sĩ sẽ phải nhổ bớt để tạo khoảng trống đủ cho răng di chuyển. Dường như đây cũng là quá trình mà rất nhiều người niềng răng sợ. Thế nhưng bạn cũng không cần phải lo lắng bởi khi nhổ sẽ được tiêm thuốc tê, cảm giác vẫn sẽ khá đau nhức, khó chịu nhưng không quá nhiều.
2.3 Giai Đoạn Đầu Đeo Khí Cụ
Tiếp theo bạn sẽ phải chịu cơn đau từ việc đeo khí cụ. Bởi giai đoạn đầu chưa quen nên các khí cụ sẽ cọ xát vào vùng má, môi, một vài trường hợp gây ra nhiệt miệng tại các niêm mạc. Sau khoảng 1-2 tuần thì cảm giác này sẽ mất đi và mọi sinh hoạt của bạn sẽ diễn ra bình thường.
2.4 Giai Đoạn Siết Răng Định Kỳ
Siết răng định kỳ sẽ giúp duy trì lực tác động vào răng, giúp cho răng di chuyển nhanh hơn về đúng vị trí. Mặc dù siết răng sẽ đau nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất, vì vậy bạn cũng không cần lo lắng.
Có thể thấy, ở mỗi giai đoạn niềng răng đều gây ra cảm giác đau cho người niềng. Thế nhưng cơn đau này không quá dài và vẫn trong ngưỡng chịu được.
3. Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Mức Độ Đau Khi Niềng Răng
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đau khi niềng răng như: Khả năng chịu đau của từng người, giai đoạn, tình trạng răng miệng, kỹ thuật của bác sĩ,…. Cụ thể như sau:
3.1 Khả năng chịu của từng người
Mỗi người sẽ có ngưỡng chịu đau khác nhau và điều này có thể ảnh hưởng lớn đến cảm giác khi niềng răng. Một số người có thể cảm thấy khó chịu nhẹ, trong khi người khác có thể trải qua cơn đau mạnh hơn. Khả năng chịu đau này phụ thuộc vào yếu tố sinh lý và tâm lý của từng cá nhân.
3.2 Giai đoạn niềng răng
Mức độ đau thường cao hơn trong giai đoạn đầu tiên sau khi nhổ răng hoặc lắp đặt khí cụ. Sau vài ngày, cơn đau thường giảm dần khi răng bắt đầu thích nghi dần với tình hình.
3.3 Loại niềng răng
Có nhiều loại niềng răng và mỗi loại lại gây ra mức độ đau khác nhau. Ví dụ, niềng răng mắc cài truyền thống thường gây đau nhiều hơn so với các loại niềng trong suốt Clear Aligners, vì chúng tạo áp lực lớn hơn lên răng và nướu.
3.4 Tình trạng của răng miệng
Nếu răng miệng của bạn gặp các vấn đề nghiêm trọng, khớp cắn phức tạp hay bị viêm nướu, sâu răng hoặc răng yếu cũng có thể làm tăng mức độ đau khi niềng răng.
3.5 Kỹ thuật niềng răng của bác sĩ
Kỹ năng và kinh nghiệm của bác sĩ chỉnh nha cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ đau. Một bác sĩ giỏi sẽ biết cách áp dụng lực đúng mức và điều chỉnh khí cụ phù hợp để giảm thiểu đau đớn cho người niềng trong suốt quá trình điều trị.
4. Cách Giảm Đau Khi Niềng Răng Hiệu Quả
Để giảm đau sau niềng răng, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
4.1 Dùng sáp chỉnh nha
Trong quá trình điều trị, bác sĩ chỉnh nha của bạn sẽ bôi sáp chỉnh nha để tạo ra một rào cản giữa dây cung và miệng của bạn, và bạn cũng có thể làm điều này tại nhà. Bạn có thể chỉ cần chà nó lên bất kỳ khu vực đau nhức nào, gần giống như son dưỡng môi nhưng dành cho răng.
4.2 Uống thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau đơn giản không kê đơn như paracetamol và thuốc chống viêm không steroid, đặc biệt là ibuprofen, có thể làm dịu cơn đau kéo dài khá tốt. Bạn có thể ngừng dùng chúng khi cơn đau giảm bớt. Tuy nhiên việc uống thuốc giảm đau cần thực hiện theo sự chỉ định, kê toa của Bác sĩ, uống trong liều lượng cho phép và không được tự ý uống hoặc lạm dụng quá nhiều thuốc giảm đau, như vậy sẽ không tốt đến sức khỏe.
4.3 Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng dung dịch nước muối điều này sẽ làm dịu môi, lưỡi và bên trong má của bạn khi trầy xước do vướng vào các mắc cài gây đau khó chịu và nó còn giúp tăng đề kháng cho nướu, diệt khuẩn và giảm đau nhức nhé.
4.4 Chế Độ Ăn Uống Phù Hợp
Để giảm bớt cơn đau, bạn cũng cần phải áp dụng chế độ ăn uống phù hợp. Bạn không nên ăn thức ăn cứng, lạnh, cay nóng mà hãy ưu tiên đồ mềm, không dai. Bởi vì nếu ăn đồ quá cứng, quá dai thì răng phải sử dụng lực lớn liên tục, tác động đến mắc cài và gây đau buốt.
4.5 Vệ Sinh Răng Đúng Cách
Bạn nên sử dụng các loại bàn chải lông mềm, dùng tăm nước, chỉ nha khoa để vệ sinh và loại bỏ hết các mảng bám thức ăn trên răng và khí cụ. Bởi nếu các mảng bám vẫn còn trên răng, lâu dần sẽ dẫn đến viêm lợi, sâu răng, viêm nướu, vừa đau nhức lại vừa ảnh hưởng đến kết quả.
4.6 Chườm đá lạnh vào vị trí bị đau
Chườm đá mang lại những lợi ích giống như thực phẩm lạnh. Đơn giản chỉ cần đặt một túi nước đá bọc trong một chiếc khăn bên ngoài miệng của bạn trong 20 phút mỗi lần. Cảm lạnh sẽ làm giảm viêm và giảm đau.
4.7 Massage vùng răng nướu
Phương pháp này sẽ tốt cho mọi trường hợp kể cả bạn đang không bị đau răng. Massage vùng răng nướu giúp lưu thông khí huyết và tăng độ săn chắc cho nướu. Cách thức massage vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần xoa nhẹ nhàng khắp các nướu răng sẽ phần nào giảm bớt cảm giác đau và khó chịu cho toàn hàm.
5. Niềng Răng Loại Nào Ít Đau Nhất? Niềng Ở Đâu Uy Tín
Niềng răng trong suốt có đau không? Hiện nay niềng răng trong suốt (Clear Aligners) được cho là phương pháp ít đau nhất cho người niềng. Bởi phương pháp niềng này không dùng mắc cài mà thay vào đó là các khay niềng bằng nhựa trong suốt để điều chỉnh, sắp xếp răng về đúng vị trí trên cung hàm. Mặc dù niềng trong suốt Clear Aligners ít đau nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả cao, đem lại cho bạn nụ cười tự tin, rạng rỡ.
Để đảm bảo hiệu quả cao, an toàn thì bạn nên tìm địa chỉ uy tín để tiến hành phương pháp Clear Aligners . Smile Center là nha khoa được nhiều khách hàng đánh giá cao nhất tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh bởi tại đây có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại. Đặc biệt, tại nha khoa Smile Center cung đang cung cấp dịch vụ niềng răng trong suốt Clear Aligners với giá ưu đãi, vừa giúp bạn tiết kiệm chi phí vừa cải thiện thẩm mỹ lại không đau.
Kết Luận
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn trả lời xong câu hỏi niềng răng có đau không? Hy vọng qua những chia sẻ bạn đã biết cách khắc phục cơn đau trong quá trình điều trị răng của mình.
Chia Sẻ:
ĐẶT HẸN NGAY!
Bài Viết Mới Nhất
CÔNG TY TNHH CHĂM SÓC SỨC KHỎE NỤ CƯỜI TRUNG TÂM
0949 359 150 (Viber, Zalo, WhatsApp)
info@smilecenter.com.vn
T5-B01.03 và T5-B01.04, Tầng 1 Masteri Thảo Điền, 159 Võ Nguyên Giáp, Phường Thảo Điền, Thành phố Thủ Đức, TP HCM
Giờ làm việc:
Thứ 2 - Thứ 6: 10h00 - 18h00
Thứ 7: 10h00 - 17h00
-- Giấy phép kinh doanh: 0317149249 (Cấp bởi sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM)
Liên Hệ Với Chúng Tôi