Niềng răng nên ăn gì? Chế độ ăn uống "vàng" cho người niềng răng
Bạn có bao giờ tự hỏi Niềng răng ăn gì để đạt được hiệu quả tốt nhất? Chế độ ăn uống đúng cách không chỉ giúp bảo vệ dây niềng và răng miệng khỏi những tổn thương, mà còn tăng cường sức khỏe tổng thể trong suốt quá trình điều trị. Trong bài viết này, nha khoa Smile Center sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề dinh dưỡng của người chỉnh nha.
1. Những Nỗi Lo Về Ăn Uống Khi Vừa Niềng Răng
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha sử dụng khí cụ tạo một lực kéo nhất định giúp di chuyển răng về vị trí mong muốn. Vì vậy mà thời gian đầu người niềng sẽ có cảm giác răng yếu hơn, đau nhức và khó chịu. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều người lo lắng về vấn đề ăn uống như:
● Cần phải kiêng loại thực phẩm nào để không ảnh hưởng đến mắc cài?
● Nên ăn thực phẩm nào? Chế độ dinh dưỡng trong những ngày đầu ra sao?
● Cần phải thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày không?
● Ăn thực phẩm nào giúp giảm đau, khó chịu?
● Có được ăn đồ lạnh không?
Những nỗi lo này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý, chất lượng cuộc sống hàng ngày mà còn có thể làm cho kết quả niềng răng không như mong đợi.
2. Chế Độ Ăn Uống Hợp Lý Cho Người Niềng Răng
2.1 Thực Phẩm Nên Ăn
Sữa và thực phẩm từ sữa:
Sữa và thực phẩm làm từ sữa sẽ cung cấp chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Đặc biệt, trong sữa rất giàu canxi, vitamin D, 2 chất này đều có lợi cho sức khỏe răng miệng, nhất là giai đoạn đầu tiên khi niềng.
Bạn có thể bổ sung sữa tươi, sữa chua, phô mai, bơ mềm,… không cần nhai nhiều nhưng vẫn tốt cho răng.
Trứng:
Trứng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho răng, giúp men răng chắc khỏe, tái tạo men răng, duy trì mô mềm xung quanh răng như: Canxi, Vitamin D, Phốt pho, Protein,…
Ngoài ra, trứng cũng rất dễ chế biến, giá thành rẻ, phù hợp cho mọi đối tượng. Bởi vậy đây sẽ là thực phẩm không thể thiếu của bạn trong giai đoạn chỉnh nha.
Rau củ, trái cây:
Rau củ, trái cây bổ sung nhiều chất xơ, vitamin cần thiết giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể và phòng tránh tình trạng suy nhược cơ thể do các cơn đau nhức kéo dài. Rau củ, trái cây có rất nhiều cách chế biến, bạn có thể ăn trực tiếp hoặc ép, xay sinh tố uống.
Ngũ cốc dinh dưỡng:
Ngũ cốc (lúa mì, đậu hũ,…) là một trong nhiều thực phẩm chiếm được cảm tình từ hội “đồng niềng”. Nó không chỉ dễ nhai, dễ nuốt mà còn bổ sung tinh bột, giúp cơ thể có năng lượng hoạt động cả một ngày dài.
Thịt và hải sản:
Mới niềng răng nên ăn gì? Nhiều người lo lắng các loại thịt và hải sản sẽ làm cho tình trạng đau nhức tồi tệ hơn. Tuy nhiên lại hoàn toàn ngược lại, người niềng cần phải bổ sung đạm, protein từ động vật để tránh bị sụt cân, xanh xao. Nếu thịt cứng, khó nhai thì bạn có thể cắt, xay nhuyễn, nấu cháo để dễ ăn hơn.
Bên cạnh thực phẩm nên ăn thì người niềng răng cũng cần hạn chế một số loại thức ăn cứng, dai, quá nhiều đường – tinh bột,…
2.2 Thực Phẩm Hạn Chế
Thực phẩm quá cứng:
Niềng răng không nên ăn gì? Bạn nên tránh những đồ ăn cứng như: Xương, kẹo cứng, đá viên,… Vì khi ăn hàm cần hoạt động nhiều, đặc biệt nó còn tác động lớn vào bề mặt răng và mắc cài có thể làm dây cung bị đứt hoặc tuột dây cung.
Thực phẩm dẻo, dính:
Một số loại có tính dẻo, dính như: Bánh dày, bánh nếp, kẹo dẻo,… khi ăn răng và hàm cần hoạt động liên tục làm tình trạng đau nhức nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, khi niềng răng mắc cài đồ ăn này sẽ dính vào mắc cài khiến cho việc vệ sinh khó và lâu. Nếu không làm sạch chúng sẽ tạo thành mảng bám vôi răng, gây ra bệnh lý về răng miệng.
Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh:
Có thể bạn chưa biết, nhiệt độ của thức ăn sẽ làm ảnh hưởng đến men răng. Khi đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh còn tác động vào dây cung, gây ra hiện tượng giãn nở hoặc co lại. Từ đó lực kéo của dây cung sẽ bị thay đổi và không đem lại hiệu quả tốt.
Thực phẩm nhiều đường:
Bánh kẹo, đồ ăn vặt, đồ ăn chứa quá nhiều đường làm tăng nguy cơ sản sinh axit gây sâu răng và bệnh lý về răng.
Niềng răng có được ăn uống bình thường không? Trên thực tế thì bạn vẫn ăn uống và sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên cần phải chú ý đến chế độ ăn uống khoa học, xây dựng thực đơn phù hợp để vừa cung cấp đủ chất dinh dưỡng vừa đảm bảo hiệu quả niềng răng.
2.3 Thực Đơn Cho Từng Giai Đoạn Khi Niềng Răng
Bạn có thể tham khảo thực đơn cho người niềng răng mà nha khoa Smile Center gợi ý dưới đây, vừa đảm bảo dinh dưỡng, dễ ăn lại tốt cho người niềng răng.
Ngày 1:
● Bữa sáng: Súp gà ngô nấm + sữa chua
● Bữa trưa: Cơm mềm + thịt bò băm sốt cà chua + canh bí đỏ.
● Bữa tối: Cháo đậu xanh + đu đủ chín.
Ngày 2:
● Bữa sáng: Bánh mì với trứng ốp la, phô mai + sữa tươi.
● Bữa trưa: Bún chay (thay thịt bằng đậu hũ) + nước ép cam.
● Bữa tối: Cháo tôm với nấm rơm + bánh Flan phô mai.
Ngày 3:
● Bữa sáng: Súp trứng nấu với rau cải, cà rốt + sữa chua.
● Bữa trưa: Cơm mềm ăn chung với thịt kho trứng + canh đu đủ thịt băm.
● Bữa tối: Cháo cá hồi nấu cùng rau ngót + chuối chín.
Ngày 4:
● Bữa sáng: Cháo yến mạch + sữa tươi không đường.
● Bữa trưa: Phở gà + nước ép dưa hấu.
● Bữa tối: Cháo thịt băm + sữa chua.
Ngày 5:
● Bữa sáng: Bánh mì với bơ và mứt + sữa tươi.
● Bữa trưa: Cơm + gà xào nấm + canh rau củ thịt viên.
● Bữa tối: Cháo gà + Caramen.
Ngày 6:
● Bữa sáng: Súp gà ngô + sữa chua.
● Bữa trưa: Bún riêu chay + nước ép cam.
● Bữa tối: Cháo bịt băm + đu đủ chín.
Ngày 7:
● Bữa sáng: Bánh mì + trứng hấp + sữa tươi.
● Bữa trưa: Cơm + cá hấp dầu hào + canh cải thịt băm.
● Bữa tối: Cháo nấu với nấm rơm và thịt băm + xoài chín mềm.
Nhất là giai đoạn đầu khi niềng răng bạn cần phải chú ý đến cả thực đơn và cách chế biến thức ăn. Bạn ưu tiên thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, đối với các loại thịt cá thì cần say hoặc băm nhỏ. Đồng thời bạn cũng phải hạn chế các đồ ăn vặt, đồ ăn dẻo, dính, vì chúng dễ bám vào mắc cài dẫn đến khó vệ sinh và gây ra nhiều bệnh răng miệng.
Niềng răng trong suốt Clear Aligners có thể sẽ là ngoại lệ đặc biệt. Vì phương pháp này sử dụng khay niềng bằng nhựa, giúp người niềng thoải mái trong việc ăn uống, vệ sinh răng miệng chứ không bất tiện bằng niềng răng mắc cài.
3. Một Số Lời Khuyên Từ Chuyên Gia
Tuân thủ theo lời khuyên của chuyên gia nha khoa sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt, đảm bảo hiệu quả niềng răng:
➤ Xây dựng thực đơn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và không làm ảnh hưởng đến quá trình niềng răng.
➤ Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để vệ sinh răng miệng như: Bàn chải mềm, kem đánh răng phù hợp, chỉ nha khoa, nước súc miệng, tăm nước,… để làm sạch mảng bám, thức ăn thừa.
➤ Loại bỏ các thói quen xấu gây ảnh hưởng đến kết quả niềng răng như: Hút thuốc, cắn bút, chống cằm,…
➤ Tuân thủ lộ trình điều trị, thăm khám định kỳ theo lịch của bác sĩ để theo dõi tiến độ và đảm bảo sức khỏe răng miệng.
➤ Thông báo cho bác sĩ hoặc tái khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường: Cơn đau nhức kéo dài, khó chịu, mắc cài bung, tuột,…
Tham khảo bài viết liên quan:
>>> Phương Pháp Niềng Răng Móm Hiệu Quả? Quá Trình Niềng Bao Lâu?
>>> Dây cung niềng răng là gì? Các loại dây cung và công dụng
>>> Niềng Răng Trong Suốt Clear Aligners ? Những Thông Tin Cần Biết
>>> Khi Nào Là Độ Tuổi Lý Tưởng Để Niềng Răng?
4. Câu Hỏi Thường Gặp Về Chế Độ Ăn Uống Khi Niềng Răng
4.1 Niềng răng bao lâu thì được ăn cơm?
Ngay sau khi niềng răng xong bạn có thể ăn cơm được, tuy nhiên cần lưu ý chỉ nên ăn cơm mềm và thức ăn mềm. Nếu bạn phải nhổ răng hoặc đau nhức nhiều thì có thể ăn cơm sau 2-3 ngày.
4.2 Niềng răng có được ăn kem, uống nước đá không?
Khi niềng răng, nhất là giai đoạn đầu phần chân răng sẽ yếu hơn bình thường. Vì vậy nếu ăn đồ lạnh sẽ khiến cho răng ê buốt, khó chịu nhiều. Tốt nhất bạn nên hạn chế ăn đồ lạnh và chỉ ăn khi đã có tham vấn của bác sĩ.
4.3 Làm sao để ăn uống thoải mái hơn khi niềng răng?
Để ăn uống thoải mái hơn, bạn hãy chọn thực phẩm mềm, dễ nhai và tránh những thực phẩm cứng, dính hoặc bạn cũng có thể sử dụng phương pháp niềng răng trong suốt Clear Aligners.
4.4 Nên hạn chế đồ uống nào khi niềng răng?
Bạn cần tránh các loại đồ uống có ga, cồn, nước ngọt, nước uống có tính axit cao. Những loại đồ uống này có thể làm mòn men răng và gây ố màu răng và gây ra nhiều bệnh lý răng miệng.
Kết Luận
Niềng răng nên ăn gì? Về cơ bản bạn chỉ cần tránh một số đồ cứng, dẻo, dính, đồ có ga, có cồn tuy nhiên vẫn cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Hy vọng với nội dung trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích để xây dựng thực đơn khi niềng răng cho mình.
Chia Sẻ:
ĐẶT HẸN NGAY!
Bài Viết Mới Nhất
CÔNG TY TNHH CHĂM SÓC SỨC KHỎE NỤ CƯỜI TRUNG TÂM
0949 359 150 (Viber, Zalo, WhatsApp)
info@smilecenter.com.vn
T5-B01.03 và T5-B01.04, Tầng 1 Masteri Thảo Điền, 159 Võ Nguyên Giáp, Phường Thảo Điền, Thành phố Thủ Đức, TP HCM
Giờ làm việc:
Thứ 2 - Thứ 6: 10h00 - 18h00
Thứ 7: 10h00 - 17h00
-- Giấy phép kinh doanh: 0317149249 (Cấp bởi sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM)
Liên Hệ Với Chúng Tôi