Mão răng là gì? Mão răng được sử dụng như thế nào?
Hiện nay, mão răng đang là một trong số những phương pháp giúp phục hình nha khoa thẩm mỹ được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Đây là phương pháp bao gồm nhiều hình thức khác nhau như bắc cầu răng sứ, chụp răng sứ, chụp răng kim loại…Cùng tìm hiểu chi tiết về mão răng qua bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về mão răng và công dụng
Tuy là phương pháp chỉnh nha phổ biến nhưng không phải bất kỳ ai cũng hiểu rõ mão răng là gì. Mão răng là một loại răng giả có hình dáng, màu sắc, kích thước và hình dáng tương tự răng tự nhiên. Chúng được lắp vào răng thật với mục đích phục hình, hỗ trợ đảm bảo chức năng ăn nhai của răng thật.
Do đó, mão răng được ví như “chiếc mặt nạ” giúp khôi phục hình dáng, màu sắc, kích thước và cải thiện tính thẩm mỹ cho những răng bị khiếm khuyết.
Ngoài ra, phương pháp chỉnh nha này còn mang lại một số hiệu quả sau:
- Thay thế cho phần trám răng đã bị hỏng hoặc cũ
- Bảo vệ và hỗ trợ răng có phần trám lớn, cấu trúc răng tự nhiên bị thay đổi
- Bảo vệ răng đang dần yếu đi do sâu, nứt thông qua việc tạo một lớp giúp giữ lại các phần bị tách rời, nhờ vậy ngăn chặn tình trạng chúng bị gãy.
- Phục hồi lại hình dáng cho răng bị hỏng
- Lấp đầy khoảng trống giữa các răng hay định hình lại răng giúp đem lại tính thẩm mỹ cao.
- Cố định cầu răng tại chỗ, bảo vệ răng sau khi điều trị tủy hay sử dụng sau khi cấy ghép implant.
- Tăng diện tích tiếp xúc của răng đồng thời bảo vệ nó không bị hư hỏng hay mài mòn thêm.
Các loại mão răng phổ biến hiện nay
Nhằm đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ ngày càng phổ biến, nhiều loại bọc mão răng ra đời, cụ thể là:
- Mão răng làm từ kim loại (vàng hay các hợp kim khác), thép không gỉ
- Mão răng toàn nhựa
- Mão răng sứ-kim loại
- Mão răng toàn sứ
Mỗi loại mão răng đều sở hữu những ưu điểm riêng và dựa theo mục đích, nhu cầu và chi phí mà bạn có thể lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với mình.
Mão răng được sử dụng trong những trường hợp nào?
Các bác sĩ nha khoa khuyến cáo bệnh nhân nên sử dụng mão răng trong một số trường hợp sau:
- Răng bị vỡ, gãy, sâu răng hay bị rạn nứt hoặc miếng trám lớn dần bị cũ đi và sau khi điều trị tủy cần tiến hành loại bỏ phần sâu (nếu có), tiếp đó mài răng để phục hồi hình dạng như mong muốn.
- Toàn bộ hàm răng bị xỉn màu, không thể áp dụng tẩy trắng và hình dáng răng không đẹp.
- Sức khỏe của răng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, răng yếu nứt và các phương pháp thông thường không thể bảo vệ được bề mặt răng, cần sử dụng mão răng thay thế cho bọc bên ngoài.
Những bước cần chuẩn bị trước khi bọc mão răng
Thông thường, trước khi bọc mão răng, bệnh nhân cần đến thăm khám nha sĩ 2 lần: lần đầu đến thăm khám và chuẩn bị răng, lần thứ hai sẽ tiến hành đặt mão sứ
Kiểm tra và chuẩn bị răng
Nha sĩ chỉ định chụp X-quang giúp kiểm tra phần chân răng sẽ đặt mão cũng như phần xương xung quanh. Trong trường hợp răng bị sâu quá nhiều hay tủy răng bị tổn thương, nhiễm trùng cần điều trị tủy răng trước khi thực hiện các bước tiếp theo.
Trước khi bắt đầu tạo mão răng, nha sĩ sẽ gây tê phần răng và xung quanh mô nướu. Tiếp theo, chiếc răng được bọc mão được mài mặt bên và bề mặt nhai để tạo chỗ gắn mão. Phần răng bị mài bớt dựa vào loại mão sử dụng. Trong trường hợp phần lớn răng bị mất (do tổn thương hay sâu răng) nha sĩ sẽ tiến hành sử dụng vật liệu trám giúp nâng đỡ mão răng.
Tiếp đó, nha sĩ sẽ sử dụng cao, bột chuyên dụng hoặc sử dụng máy quét kỹ thuật số để lấy dấu răng. Phần răng trên hay răng dưới nhận mão cũng được lấy dấu để kiểm tra chắc chắn bọc mão răng không ảnh hưởng đến chức năng nhai.
Dấu răng được gửi tới phòng labo nơi sản xuất mão răng. Nếu sử dụng mão răng sứ, các nha sĩ sẽ lựa chọn thêm màu sắc sao cho giống với răng tự nhiên.
Ở lần thăm khám này, nha sĩ sẽ làm mão răng tạm thời giúp bảo vệ răng đã lấy dấu trong quá trình đợi mão chế tác. Mão răng tạm thời này sẽ được làm từ acrylic và gắn với răng bằng cao dán tạm thời.
Lắp mão răng
Lắp mão răng được thực hiện ở lần thăm khám thứ hai. Mão răng tạm thời được tháo bỏ và xác định độ khít, màu sắc của phần mão răng. Tiếp đó, răng được gây tê và phần mão răng sẽ được gắn vào đúng vị trí.
Một số thắc mắc liên quan đến mão răng
Tuổi thọ của mão răng khoảng bao lâu?
Thông thường, mão răng sẽ có tuổi thọ khoảng 5-15 năm dựa theo chất liệu làm mão răng. Bên cạnh đó, độ bền còn phụ thuộc vào mức độ hao mòn của mão răng cũng như một số yếu tố như thói quen giữ vệ sinh răng miệng không tốt, thói quen nghiến răng, uống nước đá, cắn móng tay…
Những chú ý khi chăm sóc răng bọc mão sứ
Không có chế độ chăm sóc đặc biệt đối với răng bọc mão sứ, tuy nhiên bạn cần nhớ rằng những răng sau khi bọc mão không có nghĩa là được bảo vệ hoàn toàn khỏi các tác nhân gây bệnh như sâu răng hay các bệnh về nướu, Do đó, cần duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sử dụng chỉ nha khoa giúp làm sạch thức ăn thừa đặc biệt là vị trí mão tiếp xúc với nướu. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên súc miệng bằng nước muối sinh lý hay các loại nước súc miệng chuyên dụng ít nhất 1 lần/ngày.
Bài viết là những chia sẻ liên quan đến mão răng do chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng bài viết này đã cung cấp thêm những thông tin bổ ích, giúp bạn hiểu thêm về một phương pháp phục hồi răng thẩm mỹ. Tuy nhiên, để sở hữu hàm răng chắc khỏe và nụ cười tự tin, bạn cần chú ý đến vấn đề chăm sóc răng miệng đều đặn hàng ngày.
Xem thêm bài viết về:
ĐẶT HẸN NGAY!
CÔNG TY TNHH CHĂM SÓC SỨC KHỎE NỤ CƯỜI TRUNG TÂM
- 03-04, T5, Masteri Thảo Điền, Xa Lộ Hà Nội, Thành phố Thủ Đức, TP HCM
- info@smilecenter.com.vn
- 0949 359 150 (Viber, Zalo, Whatapps)
Kết nối với Chúng tôi